Sơn tĩnh điện là bước đột phá trong khoa học hiện nay để mang lại giải pháp giúp duy trì nước sơn bền màu, chống han gỉ, trầy xước, bắt mắt, kéo dài thời gian sử dụng. Tất cả các mẫu kệ của Quang Minh Tech đều đang được sử dụng công nghệ sơn này. Vậy sơn tĩnh điện là gì, ưu nhược điểm và quy trình sơn tĩnh điện thế nào. Cùng Quang Minh Tech tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Công nghệ sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ bề mặt sản phẩm ở dạng bột. Theo nguyên lý khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi cho sản phẩm đi qua một thiết bị, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Ta có thể hiểu đơn giản hơn là sơn tĩnh điện được tạo ra bởi việc phủ một lớp chất dẻo lên chi tiết các bề mặt cần che phủ bằng bột sơn cùng nhiệt độ riêng.
Lịch sử phát triển của công nghệ sơn tình điện
Ứng dụng polymer hữu cơ dạng bột đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 1940. Nhưng mãi đến năm 1950 TS. Erwin Gemmer một nhà khoa học Đức mới phát minh ra được công nghệ giúp cho nhựa bám trên kim loại mà không cần phải đốt nóng làm ảnh hưởng đến sắt.
Thời gian đầu do chưa hiểu rõ về những phương pháp xử lý làm cho độ bóng và màu sắc của sản phẩm không chất lượng. Việc sử dụng các dung môi trong việc sản xuất sơn kiến quy trình có tính chất sạch hơn.
Năm 1964, việc gia công ứng dụng công nghệ sơn này vào thực tế thành công tiến đến thương mại hóa từ đó kỹ thuật sơn được sử dụng cho tới hiện nay. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề trong quá trình vận hành.
Năm 1974, bốn hóa chất cơ bản được thiết lập trên thị trường sơn tĩnh điện ở các quốc gia Châu u. Đây là các hợp chất có tính ổn định, ứng dụng cao và giải quyết được hầu hết các vấn đề cản trở trước đây.
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ mà công nghệ nguyên liệu thô, công nghệ phủ, chất phủ ngày càng phát triển. Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay là tiêu chuẩn cho mọi sản phẩm tiếp cận với những khách hàng khó tính nhất trên phạm vi toàn cầu.
Ưu điểm của sơn tĩnh điện
- Sơn tĩnh điện có khả năng sơn được trên nhiều bề mặt và vật liệu.
- Các loại sơn điện bột có khả năng sơn các loại vật liệu bằng kim loại.
- Sơn bảo vệ môi trường, không gây ôi nhiễm môi trường.
- Nước sơn có độ bóng cao giúp các mẫu giá kệ hoặc bề mặt vật liệu được sơn tĩnh điện đẹp hơn.
- Không bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh nhanh hơn đáng kể so sơn lỏng, sơn truyền thống
- Bề mặt sơn còn rất cứng hoặc dẻo, bám dính cực tốt trên các chất liệu được sơn
- Giúp tăng khả chịu lực, chống trầy xước hiệu quả
- Có khả năng chống ăn mòn cao, chịu được các tác nhân hóa học từ môi trường
- Không bị oxy hóa và thích nghi tốt với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Bóng mịn, dễ dàng điều chỉnh độ dày mỏng khi sơn
Lợi ích của sơn tĩnh điện đối với kệ sắt
Sơn tĩnh điện dựa trên hệ thống nhựa polyme, kết hợp với chất kết dính, bột màu, chất làm phẳng, chất cân bằng và các chất phụ gia khác. Toàn bộ nguyên liệu này được trộn đều, để nguội, và xay thành bột đồng nhất.
Phương pháp phun đồng đều hỗ trợ bằng nhiệt độ cao. Khi đó lớp phủ phản ứng hóa học để tạo ra các chuỗi phân tử dài, dẫn đến mật độ liên kết ngang cao. Các chuỗi phân tử này có khả năng chống phá vỡ rất tốt.
Công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng lên tới 15% tổng thị trường công nghiệp sản xuất. Công nghệ sơn này phù hợp với nhiều loại sản phẩm trên thị trường. Nhiều công ty sản xuất chỉ sử dụng sơn tĩnh điện vào quy trình sản xuất.
Lớp tĩnh điện mang lại mặt bằng chất lượng cao, bền bỉ theo thời gian, cải thiện hiệu quả so với sơn thông thường, thân thiện với môi trường. Sơn tĩnh điện cũng có đa dạng màu sắc, kết cấu đa dạng mang lại tính thẩm mỹ, hiệu suất cao.
Sử dụng sơn tĩnh điện giúp bảo vệ chất liệu sắt. Chống chịu tốt trước các tác động từ môi trường bên ngoài như mối mọt, ẩm mốc, oxi hóa, tia cực tím, ăn mòn, phai màu, sứt mẻ… Ngoài độ bền cao, quy trình sơn này cũng được đánh giá cao với ưu điểm thân thiện môi trường.
Các loại sơn tĩnh điện
Hiện nay sơn tĩnh điện có thể được phân loại theo một số cách, tùy thuộc vào ứng dụng vật liệu, thành phần hóa học của axit được sử dụng, hoặc dựa trên độ dày lớp oxit được hình thành. Dựa trên thành phần hóa học có thể chia sơn tĩnh điện thành 3 loại chính.
1. Sơn có chứa Axit Cromic
Đây là loại sơn ít được sử dụng do độ dày của lớp oxit mỏng (khoảng 1-10 microns). Sơn có chứa axit cromic thường là lựa chọn ưu tiên khi sơn các vật đúc. Và bởi vì màng oxit tạo ra quá mỏng để tạo ra một màu nhất quán, chúng không lý tưởng cho các vật dụng yêu cầu có màu.
2. Sơn có chứa axit sunfuric
Đây là dòng sơn được sử dụng phổ biến nhất tính đến hiện nay. Khác với cromic, sơn chứa axit sunfuric có thể đạt được các độ dày lớp oxit khoảng 5-25 micromet. Đây là độ dày vừa đủ để có tạo màu cho vật dụng bằng cách sử dụng thuốc nhuộm.
3. Sơn cứng (Hard Anodising)
Là loại sơn tĩnh điện có khả năng tạo ra lớp oxit dày nhất (từ 20-100 microns tùy thuộc vào hợp kim xử lý), nó giúp cho vật dụng có độ cứng rất cao, khả năng chống mài mòn và khả năng chống điện cực kì tốt. Tuy nhiên độ dày của lớp oxit đôi khi cũng là một điểm trừ bởi nó có thể gây nên cảm giác cứng nhắc, thiếu mềm mại đối với những vật dụng yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
Quy trình sơn tĩnh điện của kệ sắt Quang Minh Tech
Bên canh việc chuẩn bị những nguyên liệu đảm bảo nhất thì để có những chiếc giá kệ sắt đạt chuẩn thì người ta áp dụng thêm công nghệ phun sơn tĩnh điện để xử lý bề mặt. Điều này giúp cho sản phẩm rất nhẵn mịn, bắt mắt và bảo vệ phần sắt bên trong.
1. Xử lý bề mặt hay Pre-treatment
Các sản phẩm cần được xử lý bề mặt trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện. Bởi quá trình gia công cơ khí trước đó đã khiến cho sản phẩm bị dính các loại dầu mỡ công nghiệp cần được loại bỏ.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần làm sách chỗ có dính dầu nhớt để tránh làm sắt bị gỉ. Đồng thời bước này sẽ giúp cho màu sắc của sơn được chuẩn nhất, bám tốt nhất. Từ đó giúp chống lại sự tác động của các yếu tố môi trường.
Để thực hiện, chúng tôi dùng các hóa chất trong bể hóa chất. Bao gồm: chất tẩy dầu mỡ, axit tẩy rỉ sét như HCL và H2SO4, chất định hình bề mặt,… để xử lý theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
2. Làm khô hay Drying
Sau khi xử lý xong bề mặt, giá kệ sắt sẽ được làm khô trước khi phun sơn lên. Sắt được treo ở trên và đẩy và lò sấy với nhiệt độ cao của lò bằng nhiệt độ của bếp hồng ngoại.
Lưu ý: Công đoạn này cần được làm thật kỹ, vì nếu còn để nước hoặc hơi ẩm bám trên bề mặt sắt thì sơn khi phun sẽ không được đúng chuẩn, khó bám dính lâu, dễ bong tróc và ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
3. Phun sơn hay Spray Painting
Kệ được đưa trực tiếp vào buồng phun và thu hồi sơn. Công nghệ phun này sử dụng loại sơn bột. Đây là loại sơn có đặc tính bám dính nhờ lực tĩnh điện, đồng thời có khả năng thu hồi sơn và trộn thêm mới tái sử dụng lại được, giúp tiết kiệm chi phí.
4. Sấy hay Paint Banking
Sử dụng nhiệt độ 1800 – 2000 độ C để thực hiện công đoạn sấy với thời gian đảm bảo từ 10 – 15 phút nhằm định hình lại màu sơn. Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình chuẩn sơn tĩnh điện kệ chứa hàng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin rất đầy đủ và chi tiết giúp bạn đọc hiểu hơn và công nghệ sơn tĩnh điện. Công nghệ sợ này đang được sử dụng rất phổ biến bởi những lợi ích vượt trội. Hiện nay, tất cả các mặt hàng giá kệ tại Quang Minh Tech đều được sử dụng công nghệ sơn này. Chính vì vậy sản phẩm rất bền đẹp và chống han gỉ. Nếu bạn có những thắc mắc hoặc tư vấn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Thông tin liên hệ Quang Minh Tech:
Website: https://quangminhtech.vn/
Hotline: 0977 853 601
Email: quangminhtechgroup@gmail.com
Nhà máy: KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.
VPGD: Số 5, Ngõ 80, La Nội, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở HN: 300 Nguyễn Xiển – Thanh Xuân, Hà Nội
Leave a reply